Wednesday, March 7, 2018

Hợp đồng thông minh là gì - Con nít cũng hiểu

Công nghệ tiền ảo này mới, không phải ai cũng nắm bắt được, đôi lúc mọi người cũng nên tìm hiểu về công nghệ này nhé.
Mình search trên Google thì thấy có nhiều bài giải thích, nhưng không đi sâu, và giải thích có hơi khó hiểu cho nhiều người vì không phải ai cũng rành về công nghệ hết. Và đặc biệt hơn là nếu như có ai hỏi bạn coin này nó có gì lợi hại, bạn trả lời hợp đồng thông minh, nhưng lại khó để có thể diễn tả cái ý nghĩa của nó cho họ. Và có bao giờ bạn thử giải thích cái hợp đồng thông minh đó là gì cho đứa cháu của bạn chưa?
Mình sẽ cố gắng viết cực kỳ dễ hiểu để bạn cũng có thể gởi cho đứa cháu đang học lớp 6 của bạn đọc mà nó vẫn sẽ hiểu hợp đồng thông minh là gì  :byebye:
SỰ HÌNH THÀNH
Khoảng 25 năm trước, có một học giả (nghe cho bí hiểm) tên là Nick Szabo (giờ là CEO Glocal Financial Assets) phát minh ra ý tưởng: hợp đồng thông minh (smart contract). Để có thể mô tả cho tất cả mọi người một cách dễ hiểu nhất, ông đưa ra ví dụ về cái máy bán hàng tự động.


smart contracts là gì
Nick Szabo

Cái máy này (thiệt sự là cái máy bán hàng nào cũng như vậy), nó hoạt động theo cách thức:
  • Cho 10.000 đồng vào, lon coca rớt ra.
  • Nếu không cho 10.000 đồng vào thì lon coca không rớt ra.
  • Nếu không cho 10.000 đồng vào mà lon coca nó rớt ra thì không ổn!!!

Cái máy bán hàng sẽ mã hóa các điều kiện này và lưu trữ ở trong bộ nhớ của nó, hoàn toàn bảo mật để nó bảo vệ mấy lon coca quý giá.  :haha:
Ý tưởng của hợp đồng thông minh cũng tương tự như vậy. Nó là một chương trình máy tính quản lý các tài sản ảo (lon coca) và phải tuân theo các điều kiện được soạn ra.
Tóm lạiHợp đồng thông minh là một chương trình máy tính quản lý các tài sản ảo, tuân theo quy luật của nó, tự động thực thi khi thỏa mãn điều kiện và không cần làm việc với trung gian.
VÍ DỤ THỰC TẾ
Bạn là quản lý một chi nhánh Thế Giới Di Động. Siêu thị của bạn có chương trình quảng cáo X nào đó với mục tiêu là: Nếu số lượng đơn hàng bán được lớn hơn 1000 mỗi ngày trong vòng 100 ngày, bạn sẽ nhận được 100.000.000 đồng!!!   :ops:
Hôm nay, bạn tới cửa hàng kiểm tra hóa đơn, chứng từ, sổ sách các thứ về cửa hàng và nộp về lại cho chú Tài.  :) Sau đó bạn chờ đợi. Hoặc là hồ sơ bạn gửi đi bị hồi lại, hoặc không. Hoặc cũng có thể bạn phát hiện ra mình gửi thiếu hóa đơn nào đó, hay bạn chờ quá lâu mà chả thấy hồi âm nào cả (chắc chú Tài gạ kèo rồi bùng)  :sosad:
Với hợp đồng thông minh. Sau khi kết thúc 100 ngày thì chú Tài sẽ tự động thực thi các điều kiện đó. Chú Tài sẽ kiểm tra các hóa đơn, hồ sơ, chứng từ và nếu hệ thống thấy đúng là có nhiều hơn 1000 sản phẩm bán được mỗi ngày trong suốt 100 ngày thì hệ thống sẽ tự động chuyển cho bạn 100 triệu đồng.
NÓ KHÁC GÌ VỚI MẤY CÁI HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HIỆN NAY???
Mình biết khi mình giải thích hợp đồng thông minh như vậy nó có vài điểm hơi giống với mấy cái hệ thống hiện tại. Tại nhiều ngân hàng có sử dụng các phần mềm tự động hóa nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian quản lý. Nhưng mà với hợp đồng thông minh thì nó khác với các hệ thống tự động bởi các điểm sau.
  1. Quản lý. Ví dụ trong ngân hàng thì tài khoản của bạn chịu sự quản lý hoàn toàn của ngân hàng đó. Họ có thể thêm hay rút tiền trong đó nếu muốn (có thiệt nha). Còn với công nghệ blockchain thì bạn không phải chịu sự quản lý của bất cứ ai cả.
  2. Minh bạch. Hoàn toàn công khai với tất cả mọi người, đó là ưu điểm của công nghệ blockchain, bất cứ ai cũng có thể xem hợp đồng thông minh. Sự minh bạch này cũng có điểm mạnh và hạn chế như: nó có lợi cho các bên liên quan để thấy các điều kiện trong hợp đồng, tuy nhiên ai cũng có thể xem được các điều kiện trong hợp đồng thông minh đó. Ai cũng thích sự riêng tư, nhưng trong đây là không thể.
  3. Sự xác nhận. Cái này hơi khó giải thích. Với hợp đồng thông minh, tính logic của nó là thế này: nó sẽ hiện hữu ở trong máy tính của tất người tham gia blockchain đó, và kết quả sẽ được xác nhận bởi toàn bộ mọi người. Ví dụ như đào bitcoin. Mỗi người đào là một bên tham gia, sau khi đào được 1 block thì tất cả mọi người đều ghi vào sổ của mình là hôm nay đào tới block xxx, anh A được thưởng x Bitcoin, chị B được thưởng Y Bitcoin. Tất cả mọi người ai cũng xác nhận điều này cho nên việc gian dối, lừa đảo sẽ không bao giờ xảy ra.
  4. Linh hoạt. Hệ thống tự động sắp xếp, thực thi nhiệm vụ của nó. Bạn thích chuyển 500.000 từ tài khoản A để đi uống Highlands mỗi ngày trong suốt 1 tháng, còn dư bao nhiêu thì tự động gửi lại vào tài khoản B của bạn. Nếu bạn mà không uống ly nào thì hệ thống sẽ tự động gửi trả về lại tài khoản C…

KẾT THÚC?
Người sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin công nhận rằng hệ thống này chạy khá chậm so với các ứng dụng nổi tiếng nhưng mà team đang tiếp tục phát triển công nghệ này. Bitcoin thì chỉ có thể thực thi ít hơn 3 giao dịch trong 1 giây, còn Ethereum là 5 giao dịch mỗi giây. Visa thì hàng ngàn giao dịch mỗi giây. Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán thì thực thi hằng trăm ngàn lệnh trong một giây.
Bản thân tốc độ làm việc của Ethereum có thể làm việc tốt với hầu hết các ứng dụng nhưng nó lại là một trở ngại cho việc áp dụng công nghệ blockchain này với các doanh nghiệp lớn.
Như các bạn cũng biết, khi mình viết bài này thì đang có nội chiến Segwit2x xảy ra. Họ muốn tăng blocksize cũng nhằm giải quyết vấn đề giao dịch và phí giao dịch này trên Bitcoin.  Sắp tới 17/10 Ethereum cũng sẽ hardfork, nhưng mà nó là hardfork để cập nhật tính năng chứ không phải kiểu hardfork chia rẽ nội bộ như Bitcoin. Không có gì phải lo cả:)
Còn về hợp đồng thông minh, thì công nghệ này giải quyết được rất nhiều vấn đề về dữ liệu, bảo mật, sự riêng tư… các thứ. Nhưng mà không phải ai cũng phải áp dụng công nghệ này cả.
Có nhiều dự án mình thấy không nhất thiết phải mang lên blockchain, rồi bán coin, bán token làm gì cả. Phi lý và vớ vẩn lắm. 

No comments:

Post a Comment

Blog hướng dẫn kiếm tiền online!